Mục đích:
- Mục đích của chương trình huấn luyện lứa tuổi 15-17, tổ chức huấn luyện dài hạn theo hệ thống nhằm đảm bảo cho các em có một nền tảng lý luận sâu rộng đồng thời nắm vững kỹ - chiến thuật hoàn hảo trình độ thể lực sung mãn trong các điều kiện khó khăn, nâng cao năng lực chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể cùng khả năng chịu đựng LVĐ lớn, nhằm đạt được thành tích thể thao cao nhất. Để trở thành những VĐV bóng đá chuyên nghiệp hoặc HLV trong tương lai.
Nhiệm vụ:
- Nâng cao các tố chất chuyên môn trên cơ sở phát triển thể lực toàn diện, đặc biệt chú trọng ba tố chất thể lực chuyên môn chính của môn bóng đá: Sức mạnh tốc độ, Sức mạnh bền và Sức bền tốc độ.
- Nâng cao kỹ - chiến thuật điêu luyện, biết vận dụng một cách tối ưu nhất vào trong thi đấu.
- Bồi dưỡng về lối sống lành mạnh, tạo thành những con người có nhân cách tốt. Có như vậy mới trở thành những VĐV đạt được cảnh giới cao về trình độ thành tích thể thao.
- Giáo dục long yêu nghề, yêu nước, ý chí phấn đấu vươn lên., vì sự vững mạnh và danh dự của quốc gia, vì màu cờ sắc áo. Để trở thành những tấm gương sáng cho thanh thiếu niên nôi theo và thu hút mọi người vào tập luyện thể thao, tạo thành một đất nước hung mạnh.
Yêu cầu:
- Các HLV cần nắm rõ đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này, đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các hứng thú nghề nghiệp. Các học sinh lứa tuổi này chọn lựa việc làm tương lai của mình một cách có căn cứ hơn, đồng thời có chú ý tới các năng khiếu, hứng thú của mình và có xuất phát từ sự đánh giá các khả năng của mình.
- Có nhiều giai đoạn quan trọng phát triển của tuổi điển hình khác, cũng như một cơ thể khác, cần được lưu ý để lập kế hoạch đào tạo tối ưu, tức là tập trung cải thiện và cân bằng, một sự ổn định tâm lý nhất định. Bây giờ các huấn luyên viên có thể làm việc dựa trên các mục đích tập luyện với các cậu thủ mà đi xa hơn các kỹ thuật đặc trưng của Bóng đá.
- Giai đoạn của quá trình học tập này là thời gian để nâng cao hơn nữa, làm sâu sắc thêm và củng cố các chiến thuật đã học trước đó (ví dụ như băng qua trước khung, chạy phía sau quả bóng, chơi phản công, thay đổi tốc độ, vv). Các dạng trò chơi trong đó các đội nhỏ hơn chơi những người lớn hơn là đặc biệt phù hợp với điều này. Luôn luôn giữ điểm số để làm cho cuộc tập trận giống như một trò chơi thực sự.
Bây giờ nó cũng có thể tập trung vào chiến thuật mà có thể được sử dụng trong một trận đấu. Các cầu thủ của nhóm tuổi này bây giờ có khả năng hiểu được sự kết nối và hành xử dựa trên lý trí.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA LỨA TUỔI 15 - 17.
I. HỌC TẬP KỸ CHIẾN THUẬT
1.1.KỸ THUẬT CÓ BÓNG:
1.1.1. Làm quyen với bóng
1.1.2. Cảm giác bóng.
1.1.3. Kỹ thuật nhận bóng.
1.1.4. Kỹ thuật dẫn bóng.
1.1.5. Kỹ thuật đá bóng.
1.1.6. Kỹ thuật đánh đầu.
1.1.7. Kỹ thuật động tác giã.
1.1.8. Kỹ thuật tranh cướp bóng.
1.1.9. Kỹ thuật thủ môn
1.2. KỸ THUẬT KHÔNG BÓNG:
1.2.1. Kỹ thuật chạy trong bóng đá.
1.2.2. Kỹ thuật nhảy trong bóng đá.
1.2.3. Kỹ thuật đi bộ trong bóng đá.
1.2.4. Kỹ thuật phối hợp và sự thăng bằng.
1.2.5. Kỹ thuật động tác giã không bóng.
1.2.6. Kỹ thuật ném biên.
1.3. HỌC TẬP CHIẾN THUẬT.
1.3.1. Chiến thuật tấn công cá nhân
1.3.2. Chiến thuật phòng ngự cá nhân
1.3.3. Chiến thuật tấn công nhóm.
1.3.4. Chiến thuật phòng ngự nhóm.
1.3.5. Chiến thuật tấn công toàn đội
1.3.6. Chiến thuật phòng thủ toàn đội.
1.4. RỀN LUYỆN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC
1.4.1. Phát triển thể lực chung
1.4.2. Phát triển thể lực chuyên môn.
1.4.3. Khả năng phối hợp vận động
1.4.4. Mềm dẻo, khéo léo.
1.5. RÈN LUYỆN TÂM LÝ
1.5.1. Rèn luyện khả năng thị giác.
1.5.2. Rèn luyện khả năng thính giác.
1.5.3. Rèn luyện phản xạ.
1.5.4. Khả năng chịu đựng áp lực cao.
II. RÈN LUYỆN CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CAO ĐẸP
2.1. Rèn luyện ý chí.
2.2. Tiên học lễ, hậu học văn.
2.3. Rèn luyện tính kỹ luật.
2.4. Tính gian khổ, chịu khó, dũng cảm
2.5. Có lý tưởng trong sáng, lập trường rõ rang, cao thương, trở thành một người có ích cho xã hội, gia đình.
2.6. Một con người mới, trí lực, dũng lực song toàn, đặc biệt là sống để cống hiến.
III. RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG SỐNG
3.1. Ứng phó với môi trường tự nhiên.
3.1.1. Ánh nắnng mặt trời.
3.1.2. Không khí, độ ẩm.
3.1.3. Sự thay đổi khị hậu.
3.1.4. Thích nghi với sự thay đổi môi trường, khu vực, vùng miền, quốc gia.
3.2. Ứng phó với môi trường xã hội.
3.2.1. Văn hóa xếp hang.
3.2.2. Kỹ năng giao tiếp.
3.2.3. Kỹ năng tổ chức.
3.2.4. Kỹ năng quản lý
3.2.5. Kỹ năng hoạt động xã hội.